Gia sat xay dung rẻ Trung Quốc không chỉ khiến ngành thép Việt Nam mà ngay cả các cường quốc trong lĩnh vực này như Anh, Đức vô cùng lo ngại.

Thép Trung Quốc xâm chiếm châu Âu

Theo số liệu mới được Tổng cục Hải quan công bố, trong 3 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 4,7 triệu tấn thép, tăng tới 64,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, chỉ tính riêng nguồn nhập Trung Quốc đã chiếm 2,9 triệu tấn và tăng tới 70,5% so với cùng thời điểm này vào năm 2015. Nhìn rộng ra, chỉ trong quý 1/2016, số thép được đưa về từ quốc gia này đã bằng 1/5 tổng lượng nhập khẩu của cả năm 2015 (khoảng 15 triệu tấn).


Trên thực tế mọi năm, quý đầu tiên bao giờ cũng là lúc các công trình xây dựng, dự án nhà ở ít khởi công hoặc triển khai chậm do vướng vào thời gian nghỉ tết kéo dài. Nhưng như vậy mà lượng sat xay dung đã tăng đột biến, vì thế nhiều khả năng trong những tháng tiếp theo con số này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh hơn. Chính vì thế, Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) đã bày tỏ lo ngại, với tốc độ nhập khẩu như hiện nay, Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ cho thép Trung Quốc.

Những lo ngại trên không chỉ là của riêng Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang "đau đầu" bởi vấn nạn thép Trung Quốc giá rẻ. Mới đây nhất, Anh đã bày tỏ quan ngại ở cấp ngoại giao về cuộc khủng hoảng thừa trong ngành thép và đề nghị Trung Quốc giảm sản lượng xuất khẩu sang nước này. Những tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Tập đoàn Thép lớn thứ 6 thế giới Tata (Ấn Độ) muốn rút lui khỏi Anh do không thể cạnh tranh với thép Trung Quốc.

Nếu Tata rời khỏi Anh, sẽ có hàng chục nghìn lao động nước này mất việc cũng như vị thế của ngành công nghiệp thép Xứ sở Sương mù chắc chắn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hồi đầu năm 2016, chỉ riêng việc Tata cải tổ hoạt động tại nhà máy Port Talbot (xứ Wales) đã khiến hơn 1.000 công nhân ra đường. Tuy nhiên từ đó đến nay tình trạng khó khăn của nhà máy này vẫn không được cải thiện.

Trong khi đó, vào ngày 11/4 vừa qua, hơn 45.000 công nhân làm việc trong ngành thép của Đức đã xuống đường biểu tình nhằm yêu cầu giới chức có thêm các biện pháp nhằm ngăn chặn nguồn thép giá rẻ Trung Quốc đang ùn ùn đổ vào nước này. Hiện tại, số phận của 3,5 triệu lao động làm việc trong các lĩnh vực và dịch vụ liên quan tới ngành thép ở Đức đang bị đe dọa nghiêm trọng nếu tình trạng trên vẫn tiếp tục kéo dài.

Vấn nạn thép Trung Quốc còn lan tới cả Liên minh châu Âu (EU) khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Jean-Claude Junker cho biết EU đang điều tra khả năng các nhà sản xuất thép Trung Quốc bán phá giá tại thị trường châu Âu và sẽ có những biện pháp trừng phạt trong trường hợp cần thiết. Hồi tháng 2 vừa qua, EC đã mở 3 cuộc điều tra tương tự và đánh thuế đối với 2 sản phẩm thép của Trung Quốc.

Việc ngăn chặn làn sóng thép giá rẻ không chỉ là vấn đề với nhiều quốc gia trên thế giới mà ngay cả với Trung Quốc, để thu hẹp nguồn xuất khẩu sản phẩm này cũng không hề dễ dàng. Hiện tại, năng lực sản xuất thép của Trung Quốc đạt khoảng hơn 1 tỷ tấn, trong khi đó nhu cầu nội địa lại đang ở mức dư thừa, chính vì vậy nước này không còn cách nào khác là bắt buộc phải tăng lượng xuất khẩu. Năm 2015, Trung Quốc đã xuất khẩu 110 triệu tấn thép , cao gấp 10 lần so với sản lượng thép của nước Anh và dự kiến trong những năm tiếp theo con số này sẽ tiếp tục tăng nữa.

http://giasatthepxaydungtot.vn/gia-sat-thep.html