Với giá sắt thép xây dựng cả nhảy nhót từng ngày như những ngày qua, có hay không dấu hiệu trục lợi trên chính sách?

Gọi điện đến đường dây nóng Báo Đầu tư Bất động sản, đại diện Công ty cổ phần Sông Đà 2 (SD2) bức xúc cho biết, chỉ trong vài ngày Công ty giá thép xây dựng đã tăng hàng chục phần trăm. Với đặc thù thi công đa dạng các loại hình công trình bất động sản, giao thông, SD2 phải nhập lượng thép rất lớn.

“Như vậy, gánh nặng chi phí đè lên doanh nghiệp thêm cả tỷ đồng”, vị này phản ánh.

Không riêng gì SD2, rất nhiều doanh nghiệp, người dân đang như ngồi trên lửa khi liên tục nhận được thông tin gia sat thep xay dung tăng vọt trong mấy ngày qua. Mọi chuyện bắt đầu từ khi Bộ Công thương công bố quyết định áp thuế tạm thời đối với thép nhập khẩu vào ngày 7/3. Quyết định này nhằm đáp ứng yêu cầu của nhóm đề xuất biện pháp tự vệ gồm có 2 thành viên của VNSteel là Tisco (TIS) và Công ty Thép Miền Nam, cùng Hòa Phát (HPG), Thép Việt Ý (VIS).

Câu hỏi đặt ra là với giá cả nhảy nhót từng ngày như những ngày qua, có hay không dấu hiệu trục lợi trên chính sách?


Quyết định của Bộ Công thương áp thuế tự vệ tạm thời 23,3% cho phôi thép và 14,2% cho thép dài được công bố ngày 7/3/2016, thì sau đó chỉ 2 ngày, thị trường thép đã tăng giá. Cho dù hiệu lực thi hành của quyết định này được áp dụng từ ngày 22/3. Chưa biết các doanh nghiệp ngành thép sẽ được lợi thế nào sau quyết định này, nhưng người mua thì “lãnh đủ”.

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản về việc có hay không các nhà máy cấu kết với đại lý sat xay dung để trục lợi, ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Việt khẳng định: “Không có chuyện đó. Các công ty thương mại bên ngoài rất nhạy bén. Ngay sau quyết định của Bộ Công thương, họ đã dự báo được giá thép sẽ tăng trong thời gian tới nên đổ xô đi mua tích trữ”.

Về tình trạng xe xếp hàng dài chờ lấy thép, ông Nguyễn Đình Phúc, Tổng giám đốc VNSteel cũng xác nhận là do các đoàn xe đến lấy hàng theo hợp đồng đã ký, chỉ có điều, có đông hơn ngày thường.

Như vậy, theo lý giải của các nhà sản xuất, giá thép nhảy múa là do các công ty thương mại, các đại lý trung gian đầu cơ mua thép để tích trữ, gây ra tình trạng sốt ảo.

Nhưng nếu đúng như vậy thì lại có một câu hỏi khác cần được đặt ra, vai trò của cơ quan quản lý và cả doanh nghiệp đầu mối ở đâu trong việc quản lý các đại lý trung gian, ít nhất là đại lý cấp 1?

Trở lại diễn biến thị trường, đúng 10 ngày sau quyết định của Bộ Công thương, giá thép bán lẻ tại TP. HCM đã tăng khoảng 20%. Xu hướng cho thấy, đà tăng này chưa chấm dứt khi mỗi mức giá mới được tính bằng ngày.

Đơn cử, chiều 17/3, thép có giá khoảng 12,3 triệu đồng/tấn, thì đến sáng ngày 18/3, giá đã tăng lên 12,5 triệu đồng/tấn. Nhiều đại lý cho biết, khách gọi đến báo giá lấy hàng và chốt ngay thì chuyển, còn nếu báo mà chưa lấy thì không “bao giá”, lấy hàng lúc nào chịu giá lúc ấy. Như vậy, so với giá thép bán tại nhà máy của Pomina là 8,95 triệu đồng/tấn (chưa VAT), thì giá bán trên thị trường đã cao hơn tới 40%. Còn so với giá bán trên thị trường dịp trước Tết Nguyên đán là dưới 10 triệu đồng/tấn, thì nay cũng đã tăng lên trên 25%.

Trong khi đó, với lượng hàng tồn kho trong tháng 1 và 2/2016 là 500.000 tấn, cộng với năng lực sản xuất thép của các doanh nghiệp trong nước, rất khó để có thể nói rằng thép sẽ khan hàng.

Thế nhưng, giá thép vẫn bị đẩy lên một cách vô lý!

Khi được hỏi, hầu như tất cả đều đổi lỗi cho “tâm lý tiêu dùng”, do tác động từ việc áp thuế tự vệ tạm thời của Bộ Công thương. Nhưng có vẻ, việc đổ lỗi này chưa thấu đáo khi ghi nhận từ thị trường cho thấy, có cả đơn vị yêu cầu Bộ Công thương điều tra phá giá sản thép cũng “âm thầm” tăng giá bán, mà lý do duy nhất vẫn là “doanh nghiệp không có ý định tăng, tại bị thị trường kéo phải tăng…”.

Nhận định về việc giá thép nhảy múa những ngày qua, ông Nguyễn Trọng Tín, Cục phó Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho rằng, việc tăng giá hoặc mua hàng chờ tăng giá là hiện tượng thường gặp ở nền kinh tế thị trường mỗi khi nước nhập khẩu áp thuế tự vệ. Tuy nhiên, nếu có yếu tố giữ hàng để đầu cơ tăng giá, sẽ chỉ đạo để Chi cục Quản lý thị trường địa phương vào cuộc, kiểm tra, làm rõ. Nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm.

Những chủ đầu tư bất động sản, nhà thầu giao thông, xây dựng, những người dân đang hoặc sắp có ý định xây nhà đang chờ đợi sự nghiêm khắc ấy!