"Đồ án quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050" (gọi tắt là Đồ án) vừa được xin ý kiến của Chính phủ lần cuối trước khi được phê duyệt trong quý I/2011. Vào tháng 2/2010, việc Đồ án được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của người dân, đã gây nên một cơn sốt bán đất nền giá rẻ nhất khu vực. Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, khi Đồ án này được phê duyệt, thị trường BĐS Hà Nội có thể sẽ lại "dậy sóng".


Sẽ có trục Hồ Tây - Ba Vì

Vấn đề được người dân quan tâm nhiều nhất trong thời gian qua là có hay không trục Hồ Tây - Ba Vì, cũng như trung tâm hành chính quốc gia sẽ nằm ở đâu đã được giải đáp ngay trong Đồ án. Theo đó, Hà Nội sẽ có các tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì, trục quốc lộ 32, đại lộ Thăng Long, trục quốc lộ 6, quốc lộ 3, trục quốc lộ 1, trục Nhật Tân - Nội Bài... cũng như cải tạo và xây mới các tuyến đường vành đai như vành đai 1 đoạn Cầu Giấy - Trần Khát Chân dài 10,2 km, quy mô 6 - 8 làn xe.

Tuy nhiên bên cạnh đó, thị trường đất nền giá rẻ vẫn còn tồn tại một số bất cập đã làm cản trở sự phát triển, gây khó khăn cho nhiều nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản cũng như đối với những người có nhu cầu về nhà ở. Chẳng hạn như cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, vốn chủ động của các chủ đầu tư vẫn hạn chế, tính minh bạch của thị trường chưa cao, giá nhà, đất vẫn quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân...

Ế cũng do giá cao

Ông cho rằng, giá bất động sản ở Việt Nam vẫn quá cao là một hạn chế của thị trường. Nhưng với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, giá bất động sản cao là một trong những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư và đây là điều kiện cần để phát triển thị trường?

Đúng là giá bán cao thì luôn hấp dẫn mọi nhà đầu tư, không riêng gì lĩnh vực bất động sản vì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Tuy nhiên, tôi nói giá bất động sản quá cao như là một nhược điểm của thị trường bởi lẽ, thị trường bất động sản có nét đặc thù khác với thị trường các hàng hóa thông thường khác.

Ngoài mục đích lợi nhuận cho doanh nghiệp, phát triển thị trường bất động sản còn có ý nghĩa về mặt xã hội, tức là nó phải dần giải quyết được nhu cầu của nhà ở của hàng triệu người dân Việt Nam đang gặp khó khăn về nhà ở.

Bộ Xây dựng khẳng định, tuyến đường Ba Vì - Hồ Tây sẽ là tuyến giao thông huyết mạch, vừa đóng vai trò là trục giao thông chính, vừa là hành lang hạ tầng kỹ thuật chính, hỗ trợ phát triển các vùng phía tây bắc Hà Nội như Hoà Lạc, Sơn Tây, Ba Vì, khu vực nam Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Trên trục đường này sẽ xây dựng một số công trình kiến trúc văn hoá, lịch sử, giải trí tầm cỡ quốc gia và quốc tế, có đài Độc Lập và hệ thống công viên cảnh quan... Vì vậy, sau khi trục này hình thành, Bộ Xây dựng sẽ đứng ra chủ trì cuộc thi tuyển thiết kế kiến trúc để chọn được phương án thiết kế tối ưu cho tuyến đường.

Với đề xuất của Bộ Xây dựng về quy hoạch hạ tầng xã hội, hệ thống cơ quan công sở cấp trung ương như: các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ vẫn được đặt tại khu vực Ba Đình. Theo chỉ đạo của Chính phủ, các cơ quan, công sở cấp trung ương phải di dời khỏi khu vực nội đô sẽ được xây mới tại Mễ Trì - Mỹ Đình hoặc Tây hồ Tây.

5 đô thị vệ tinh

Đồ án cũng đã đưa ra các mục tiêu cơ bản là xây dựng và phát triển thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh, văn minh, hiện đại, trên nền tảng phát triển bền vững, là trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, có tầm ảnh hưởng khu vực. Cấu trúc không gian quy hoạch và kiến trúc đô thị được nghiên cứu phù hợp với đặc thù của thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng. Đó là hạn chế việc phát triển loang rộng và thiếu kiểm soát của đô thị trung tâm. Khai thác hệ thống sông hồ để xác định hình ảnh đặc trưng của TP. Hà Nội là thành phố có nhiều hồ nước, kiểm soát tốt việc thoát nước, tránh ngập úng khi có mưa lớn dài ngày; phòng, chống thiên tai, lũ lụt và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hệ thống giao thông đô thị tiếp tục được xây mới và nâng cấp. Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, sử dụng giao thông công cộng là phương tiện chủ yếu để kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh. Đồ án quy hoạch việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị, giảm sự quá tải về dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, công sở làm việc, các công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, công viên cây xanh; đặc biệt là tại khu vực nội thành. Dành quỹ đất dự trữ trong quy hoạch để phát triển các công trình hạ tầng xã hội đô thị và xây dựng các trụ sở làm việc.

Theo các định hướng này, thủ đô Hà Nội được xây dựng phát triển bền vững theo mô hình chùm đô thị, gồm: đô thị hạt nhân trung tâm kết nối với 5 đô thị vệ tinh và các thị trấn thuộc khu vực nông thôn. Đô thị trung tâm hạt nhân (hay đô thị lõi) sẽ bao gồm cả hai phía tả và hữu sông Hồng, được quy hoạch trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của TP. Hà Nội và cả nước.

Dự báo đến năm 2030, dân số đô thị lõi vào khoảng 4 - 4,6 triệu người. Các đô thị vệ tinh gồm: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn, dự báo dân số khoảng 1,3 - 1,4 triệu người. Các đô thị này sẽ mang những chức năng đặc thù riêng để phát triển và hỗ trợ, chia sẻ với đô thị trung tâm hạt nhân về nhà ở, đào tạo chất lượng cao, công nghiệp, dịch vụ..., giải quyết công ăn việc làm cho người dân đô thị, nông thôn và dân nhập cư.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, sau khi Đồ án được phê duyệt, TP. Hà Nội cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương lập, điều chỉnh và phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, các chương trình dự án theo các phân kỳ đầu tư xây dựng, đồng thời tổ chức, giám sát việc quản lý thực hiện quy hoạch để quy hoạch được thực hiện nghiêm túc.

Sự im ắng của thị trường không chỉ kéo dài trong một vài tháng mà dường như xuyên suốt cả một năm qua. Nhiều lý do được giới chuyên môn đưa ra để lý giải cho sự đóng băng của thị trường trong suốt thời gian dài đó, nào là anh hưởng của suy giảm kinh tế, nào là cung cầu chưa gặp nhau, tác động từ thị trường tài chính, tiền tệ...

Tuy nhiên, dưới góc độ nhà quản lý, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, thị trường bất động sản trong năm qua không mang lại những gì như giới đầu tư, doanh nghiệp kỳ vọng là do tác động của chính sách, trong đó nổi trội là việc siết tín dụng và giảm chi tiêu công.

Trao đổi với báo chí về những diễn biến của thị trường bất động sản trong thời gian qua cũng như xu hướng trong năm 2011, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nói: Đặc biệt, nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà có giá trung bình đã được nhiều chủ đầu tư quan tâm và thực sự rót vốn cho dự án đã mở ra cơ hội tiếp cận nhà ở cho hàng trăm nghìn người tại các thành phố lớn.