Máy chiếu là một sản phẩm công nghệ có khả năng trình chiếu hình ảnh lớn của một nguồn hình ảnh gốc trên một màn chắn mà ai cũng có thể xem được bằng mắt. Cấu tạo của máy chiếu gồm một hệ thống gồm các thành phần thu nhận tín hiệu, xử lý tín hiệu và tạo ra ánh sáng cực lớn.

Có nhiều cách phân loại máy chiếu. Phân loại theo nhu cầu trình chiếu bao gồm máy chiếu quán karaoke, máy chiếu phim gia đình, máy chiếu hội họp, máy chiếu giảng dạy, máy chiếu quán café bóng đá… Theo nhà sản xuất ví dụ máy chiếu Panasonic,máy chiếu Optoma, máy chiếu sonic, máy chiếu Epson, máy chiếu Soni, máy chiếu Unic,… Và theo công nghệ trình chiếu như máy chiếu DLP,máy chiếu LCD, máy chiếu LED, máy chiếu LCOS,…

Công nghệ LCD tái tạo hình ảnh dựa vào 3 màu cơ bản là đỏ, lục, xanh dương, giống như nhiều công nghệ in ấn khác. Cấu tạo bóng đèn chiếu LCD có 3 tấm LCD khác nhau, dựa vào sự đóng mở của điểm ảnh LCD mà sẽ tạo ra 3 ảnh đơn sắc theo hệ màu RGB. Những ảnh này sẽ được tổng hợp tự nhiên trong một lăng kính để tái tạo hình ảnh hoàn chỉnh trước khi chiếu lên màn chiếu.



Có khá nhiều máy chiếu sử dụng công nghệ LCD như Optoma, Epson, Sony,… Máy chiếu sử dụng công nghệ LCD cho hình chiếu có sáng rõ, rõ nét và độ tươi màu sắc cao. Ở cùng một thông số kỹ thuật về độ sáng thì máy chiếu LCD chiếu hình ảnh sáng hơn máy chiếu DLP. Nhược điểm của máy chiếu LCD là hình ảnh khi chiếu video thường để lộ điểm ảnh cũng như màu đen không tươi. Mặc dù vậy với công nghệ hiện đại ngày nay thì những nhược điểm này đã được sửa chữa gần như hoàn toàn.

Công nghệ DLP được sản xuất từ năm 1997 do Texas Instruments dùng gương để phản chiếu ánh sáng. Một chip DMD được tích hợp đến hàng ngàn vi gương, tương ứng với một điểm ảnh. Để tạo ra hình ảnh màu, một bánh quay màu được đặt giữa nguồn sáng và DMD. Ngược với công nghệ LCD, công nghệ DLP không tổng hợp hình ảnh tại thấu kính mà 4 hình ảnh đơn sắc sẽ tự động được tập hợp tại mắt người xem.

Máy chiếu DLP có ưu điểm là chiếu ra hình ảnh mượt mà có độ tương phản cao không lộ điểm ảnh. Cấu tạo của máy chiếu DLP đơn giản hơn LCD do đó kích cỡ máy cũng nhỏ nhẹ hơn. Chính vì thế, đây là công nghệ được sử dụng trong nhiều máy chiếu mini hiện nay. Nhược điểm của DLP là hình ảnh có màu sắc không được sắc nét, rực rỡ như LCD. Đồng thời người xem hình ảnh trình chiếu từ máy chiếu DLP trong khoảng thời gian dài hay bị hoa mắt, chóng mặt do não bộ phải tự tái tạo hình ảnh.

Kết hợp giữa LCD và DLP là công nghệ LCOS. Những gưng phản chiếu của máy chiếu LCOS có sử dụng các gương phản chiếu có đế gương phủ lớp thạch anh lỏng. Ứng với trạng thái đóng mở của thạch anh mà tia sáng nguồn được phản chiếu trên lớp đế gương hoặc không và tạo ra điểm sáng hoặc tối. Ưu điểm của công nghệ LCOS là hình ảnh mượt mà không lộ điểm ảnh có độ phân giải cao. Hình chiếu cũng có màu sắc tươi sáng, sắc nét hơn, cũng như không gây mỏi mắt cho người xem. Nhược điểm của bóng chiếu LCOS là độ tương phản thấp. Ngày nay nhiều tên tuổi đã nâng cấp công nghệ LCOS để hình thành hình chiếu sắc nét tốt hơn. Cũng vì công nghệ LCOS mất ít chi phí chế tạo hơn nên công nghệ này cũng được dùng nhiều trong các máy chiếu giá rẻ.